Nhận định, soi kèo Beitar Jerusalem vs Hapoel Jerusalem, 18h30 ngày 21/2: Trái đắng xa nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Mumbai City, 21h00 ngày 19/2: Khó giữ thứ hạng -
Tiếp cận chiến lược của Malaysia với an ninh mạng trong kỷ nguyên 5GMalaysia đang chủ động ứng phó với các thách thức an ninh mạng trong kỷ nguyên 5G. Sự ra đời của công nghệ 5Gmang lại tốc độ kết nối nhanh hơn, nhưng đồng thời cũng làm tăng thêm độ phức tạp cho các quy trình bảo mật.
Trong quá trình chuyển đổi số, Malaysia chắc chắn sẽ phải đối mặt với các mối đe dọa mạng đang phát triển với tốc độ chưa từng có.
Vào năm 2022, hai vụ tấn công mạng nghiêm trọng đã xảy ra ở Malaysia. Vụ vi phạm dữ liệu của Air Asia liên quan đến một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomware) đã khiến thông tin cá nhân của nhân viên và hành khách bị đánh cắp.
Vụ thứ hai liên quan đến việc tin tặc tấn công kho dữ liệu của Cục Đăng ký Quốc gia Malaysia và rao bán cơ sở dữ liệu chứa thông tin cá nhân của 22,5 triệu công dân Malaysia.
Vì vậy, Chính phủ Malaysia đứng trước áp lực phải quản lý chặt chẽ lĩnh vực an ninh mạng còn nhiều kẽ hở, đảm bảo quá trình chuyển đổi số quốc gia được diễn ra một cách an toàn và linh hoạt.
Một chiến lược an ninh mạng tổng thể không chỉ bao gồm các giải pháp công nghệ, mà còn cả khung pháp lý, sáng kiến giáo dục và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề an ninh mạng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Ủy ban An ninh Quốc gia Malaysia (NSC) đã thông qua Sắc lệnh số 26, đề ra các ưu tiên quốc gia nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng (CNII), củng cố khả năng phòng thủ không gian mạng của Malaysia trong bối cảnh ứng dụng công nghệ 5G toàn diện.
Điều đó được coi là giải pháp an ninh mạng mạnh mẽ và chủ động ngay từ đầu, đảm bảo nền tảng an toàn cho bước nhảy vọt kỹ thuật số.
Cốt lõi của Sắc lệnh số 26 do NSC đưa ra là tạo khuôn khổ phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các trung tâm an ninh mạng.
Chính phủ, với khả năng quản lý và hoạch định chính sách, có thể đặt ra các tiêu chuẩn an ninh quốc gia và cung cấp khuôn khổ pháp lý cần thiết.
Các doanh nghiệp, với chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai các công nghệ an ninh mạng tiên tiến.
Các trung tâm an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phát triển, góp phần đổi mới các phương pháp an ninh mạng và đào tạo thế hệ chuyên gia an ninh mạng tiếp theo.
Ba trụ cột này tạo thành một cơ chế phòng thủ năng động và toàn diện trước các mối đe dọa an ninh mạng, tận dụng thế mạnh của từng lĩnh vực để tạo ra môi trường kỹ thuật số an toàn hơn.
Mô hình hợp tác này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ tài nguyên, mà còn thúc đẩy văn hóa học hỏi và thích ứng liên tục, điều rất cần thiết trong điều kiện công nghệ kỹ thuật số và an ninh mạng phát triển nhanh chóng.
Sắc lệnh số 26 cũng đề ra một chiến lược toàn diện và chủ động nhằm giảm thiểu rủi ro mạng liên quan đến công nghệ 5G và đảm bảo khả năng phục hồi của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia.
Chiến lược sẽ giúp thiết lập một cơ cấu quản trị độc lập và chuyên trách, dành riêng cho việc giám sát và duy trì các tiêu chuẩn an ninh mạng 5G trên khắp Malaysia.
Một cơ quan kiểm toán cũng sẽ được thành lập mới để giám sát, thực thi và duy trì các tiêu chuẩn an ninh mạng 5G.
Với những điều chỉnh chiến lược mới, Malaysia đang kỳ vọng có thể biến các thách thức an ninh thành cơ hội tiến bộ, đảm bảo rằng việc triển khai công nghệ 5G ở Malaysia sẽ trở thành tín hiệu cho sự đổi mới, an ninh và khả năng phục hồi cho các thế hệ tương lai.
(theo NCS)
Những thách thức chủ yếu của công nghệ 5G đến vấn đề an ninh mạng
Một trong những tiến bộ công nghệ đáng kể nhất gần đây là sự ra đời của 5G, hứa hẹn nhiều triển vọng, tuy nhiên, cũng đặt ra những thách thức mới cho cộng đồng an ninh mạng."> -
Sớm công bố Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước -
Xã Phước Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tửBộ phận Một cửa xã Phước Lộc. Ảnh: Diễm Phúc. Ban đầu khi thực hiện các bước đăng ký bằng công nghệ, ông Tuấn hơi lúng túng. Tuy nhiên, sau khi được các cán bộ hướng dẫn nhiệt tình, ông Tuấn đã có thể đăng ký hồ sơ một cách dễ dàng.
“Trước đây khi đi giải quyết những thủ tục hành chính, tôi phải xếp hàng ngồi chờ, cũng không biết khi nào đến lượt mình, rồi còn phải khai báo các thông tin trên giấy rất mất thời gian. Bây giờ làm thủ tục như thế này rất nhanh, số thứ tự hiện tự động. Các bước khai báo cũng thực hiện nhanh chóng, dễ dàng”, ông Tuấn chia sẻ.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu của người dân đến giao dịch, UBND xã Phước Lộc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, triển khai hiệu quả công tác số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính...
Từ đầu năm 2022, UBND xã Phước Lộc đầu tư trang bị các máy móc thiết bị cho Bộ phận Một cửa. Đến nay, tại bộ phận này đã được trang bị đầy đủ máy tính, máy lấy số thứ tự, máy đánh giá mức độ hài lòng, camera theo dõi và nhiều trang thiết bị phục vụ yêu cầu giải quyết TTHC.
Ông Đặng Anh Tuấn được cán bộ xã Phước Lộc hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công. Ảnh: Diễm Phúc. Đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa đều được tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin.
Đến nay, 100% cán bộ, công chức của xã Phước Lộc đều đã thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng, giải quyết giấy thủ tục hành chính trên ứng dụng VNeID.
Chị Lê Thị Như Ý, Công chức Văn phòng - thống kê xã Phước Lộc cho biết, hiện nay, UBND xã luôn cử người thường xuyên túc trực để hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, đăng ký tài khoản dịch vụ công trực tuyến.
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính.
“Khi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính, Bộ phận một cửa luôn thực hiện nghiêm túc việc sử dụng CCCD có gắn chip và không yêu cầu công dân phải xuất trình các giấy tờ để chứng nhận các thông tin về CCCD. Thực hiện nghiêm túc 100% việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính bằng hình thức trực tuyến đối với các thủ tục hành chính cấp xã.
Đến nay, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng hồ sơ trễ hẹn đã giảm đáng kể”, chị Ý chia sẻ.
Xây dựng chính quyền điện tử
Ngoài tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ở Bộ phận Một cửa, UBND xã Phước Lộc cũng đã tập trung ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Chủ tịch UBND xã Phước Lộc Nguyễn Thái Thuận, thông tin, hiện nay tất cả các cán bộ, công chức tại UBND xã đều sử dụng chữ ký số chuyên dùng để phê duyệt các hồ sơ, xử lý văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng.
Tăng cường việc gửi, nhận văn bản điện tử trong nội bộ cơ quan. Tăng cường các thiết bị trình chiếu slide thực hiện phòng họp không giấy.
Đoàn thanh niên xã Phước Lộc hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công. Ảnh: Diễm Phúc. UBND xã cũng đã chỉ đạo vận động đoàn viên, thanh niên sử dụng các dịch vụ xã hội số: y tế, giáo dục, an sinh xã hội, thanh toán điện tử,...; tích cực tham gia tuyên truyền, hỗ trợ, đảm bảo người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền số, xã hội số, phát triển kinh tế số.
Theo ông Thuận, thời gian qua công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã Phước Lộc đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn nhất định.
Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa hàng ngày phải tiếp rất nhiều công dân nên áp lực công việc lớn, không có nhiều thời gian để hướng dẫn, khuyến khích cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ tại Bộ phận Một cửa.
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường truyền và phần mềm dịch vụ công đôi lúc chưa đảm bảo.
Hầu hết người dân đến giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính đa số là người trung niên, lớn tuổi nên ít dùng điện thoại thông minh, thuê bao chưa chính chủ. Người dân còn có tâm lý muốn nộp hồ sơ nhanh để được về sớm nên không muốn hợp tác, gây khó khăn cho công chức trong việc hướng dẫn tạo lập tài khoản cho công dân.
“Chúng tôi luôn chỉ đạo tất cả các bộ phận, đặc biệt là tổ chuyển đổi số cộng đồng phải tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người dân, đẩy mạnh truyên truyền thực hiện chuyển đổi số. Nâng cao vai trò chỉ đạo, lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, tập trung triển khai có hiệu quả nhiệm vụ về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số”, ông Thuận nói.
Theo thống kê kết quả trên phần mềm IGates, tính từ đầu năm 2023 đến 7/9/2023, Bộ phận Một cửa xã Phước Lộc đã tiếp nhận tổng số 1.739 hồ sơ, giải quyết 1.733 hồ sơ, trong đó có 1.729 hồ sơ trước và đúng hẹn, đạt 99,42%. Diễm Phúc
">